Chiếu tia UV-C là một phương pháp diệt khuẩn hiệu quả, khá an toàn do không cần đến hóa chất.

Trong thời điểm căng thẳng đối phó với Covid-19, con người tìm mọi cách để làm sạch bản thân và những thứ xung quanh. Chúng ta có thể rửa tay bằng xà phòng để quét sạch virus trên tay mình, nhưng việc đó sẽ không mấy ý nghĩa nếu sau đó những đồ vật dùng hàng ngày như điện thoại, bàn phím vẫn bị bẩn.

Một trong những cách làm sạch thiết bị đơn giản là dùng cồn hoặc các chất diệt khuẩn khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích dùng đến hóa chất. Thực tế là trong tự nhiên có một phương pháp khử trùng khá hữu dụng: Tia cực tím hay tia UV-C.

Hình ảnh có thể có: trong nhàTia UV-C được chứng minh là hiệu quả trong việc tiêu diệt virus corona. Ảnh: Steril-Aire Việt Nam.

Từ lâu, người ta đã dùng phương pháp chiếu xạ UV-C để khử trùng các vật thể và phòng ốc, vậy liệu tia UV-C có thể tiêu diệt virus corona hay không?

Tia UV-C diệt virus như thế nào?

Virus không tự sinh sản, nhưng chúng có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA. Chúng nhân bản bằng cách bám vào các tế bào và “bơm” DNA của chúng vào đó. Một số virus sẽ phá nát tế bào bị lây nhiễm để chui ra ngoài (loại hình sinh sản này gọi là chu trình tan), trong khi số khác hòa nhập với tế bào bị lây nhiễm và sinh sản mỗi khi tế bào đó phân chia (chu trình tiềm tan).

Cơ chế diệt virus của tia UV-C cũng giống như lúc bạn bị cháy nắng: Tia UV-C khiến DNA bị hư tổn. Một phân tử DNA bao gồm hai chuỗi gắn kết lại với nhau bởi 4 gốc là adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và thymine (T). Những gốc này giống như bảng chữ cái, và trình tự của nó sẽ tạo nên một văn bản hướng dẫn các tế bào sinh sản.

dung tia cuc tim diet virus corona anh 2Virus nhân lên bằng cách đưa vật chất di truyền của mình (DNA hoặc RNA) vào tế bào. Ảnh: DT.

Tia UV-C có thể khiến các gốc T hòa lẫn với nhau, gây rối loạn chuỗi DNA và về cơ bản khiến bộ máy bị hư hỏng. Bởi chuỗi DNA không còn đúng nữa, nó không thể nhân rộng như bình thường. Đó chính là cách tia UV-C tiêu diệt virus: Ngăn ngừa khả năng sinh sản của chúng.

Tia UV-C có giết được virus corona không?

SARS-CoV-2 là một virus mới, do đó chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng kháng tia UV-C của chúng. Vì vậy, các thiết bị phát xạ UV-C được đồng loạt tung ra thị trường nhằm tiêu diệt virus. Các bệnh viện, tòa nhà, trường học cũng bắt đầu sử dụng các thiết bị UV-C để khử trùng các phòng trong bệnh viện, tòa nhà, trường học… Kể cả khẩu trang cũng được vệ sinh bằng tia UV-C.

Không có mô tả ảnh.Tủ UV-C khử khuẩn khẩu trang. Ảnh: Steril-Aire Việt Nam.

Trong khi SARS-CoV-2 là loại virus mới, những virus chủng corona đã từng xuất hiện và gây dịch bệnh như SARS, MERS. Nhiều nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thực hiện cho thấy tia UV có thể diệt virus gây bệnh SARS và MERS, do vậy có thể trông chờ kết quả tương tự với virus SARS-CoV-2.

Hình ảnh có thể có: trong nhàCác thiết bị khử trùng bằng tia cực tím tại nhà ngày càng phổ biến. Ảnh: Steril-Aire Việt Nam.

Tuy vậy, cần lưu ý đừng bao giờ tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng của đèn UV-C. Bức xạ cực tím có thể gây bỏng da và viêm giác mạc, dẫn đến các vấn đề sức khỏe con người. Như vậy, đèn phát tia cực tím xa UV-C có thể xóa sổ cả những loại virus phát tán qua không khí mà không gây hại cho con người.

Lợi ích đèn diệt khuẩn UVC Steril- Aire mang lại.

Đèn diệt khuẩn UVC Steril- Aire có cường độ mạnh gấp 5 lần so với các sản phẩm trên thị trường, thời gian chiếu xạ lên đến 9000 giờ, tiêu diệt vi khuẩn lên đến 99%.

Với nhiều kích thước đa dạng và nhiều tùy chọn lắp đặt khác nhau giúp phù hợp với mọi thiết kế của hệ thống HVAC. Được ứng dụng nhiều trong thực tế như bệnh viện, nhà máy, trường học, hộ gia đình, ….

Steril-Aire Việt Nam là nhà phân phối ủy quyền duy nhất tại Việt Nam của Tập đoàn Steril-Aire Inc. (US) – nhà tiên phong, dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ UVC.

Nguồn tham khảo: Bộ Y Tế