Khí ozone trong ứng dụng khử khuẩn, lợi bất cập hại

Khí ozone cũng được biết đến với khả năng tiêu diệt vi sinh vật. Mặc dù vậy, do những ảnh hưởng có thể nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hô hấp, do đó, nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức như EPA, ASHRAE… khuyến cáo không nên sử dụng các thiết bị sản sinh khí ozone trong ứng dụng khử khuẩn.

Theo EPA, nếu chỉ sử dụng ở nồng độ không vượt quá tiêu chuẩn sức khỏe cộng động, khí ozone không có hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn, vi rút, nấm mốc hoặc các chất gây ô nhiễm sinh học khác.

Khi hít phải, khí ozone có thể gây hại cho phổi. Một lượng tương đối thấp cũng có thể gây đau ngực, ho, khó thở và kích ứng cổ họng. Ozone cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn, và ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp của cơ thể.

EPA sử dụng cụm từ “good up high – bad nearby” (tạm dịch: tốt khi trên cao – xấu ở gần) để phân biệt giữa lớp ozone ở Tầng bình lưu (thường gọi Tầng ozone) có tác dụng giúp lọc và hạn chế bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, và ozone trong bầu khí quyển – không khí mà chúng ta hít thở – có hại cho hệ hô hấp.

Xem thêm tại https://www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/ozone-generators-are-sold-air-cleaners

Vì sao nhiều loại đèn UVC sản sinh ra khí ozone?

Nhiều sản phẩm đèn UVC khử khuẩn trên thị trường sản sinh ra khí ozone trong quá trình hoạt động, trong khi nhóm khác thì không? Khoa học phía sau sự khác biệt này là gì? Hãy tiếp tục theo dõi, chúng ta sẽ làm rõ ngay sau đây.

Hầu hết các sản phẩm đèn UVC hiện nay là loại đèn Thủy ngân áp suất thấp, hoạt động dựa trên sự phát xạ ánh sáng của các nguyên tử thủy ngân. Khi kim loại thủy ngân bị bốc hơi bên trong vỏ đèn trong quá trình phóng điện, các nguyên tử bị kích thích và phát ra nhiều bước sóng khác nhau, bao gồm bước sóng 254nm, 185nm và một phần nhỏ ở bước sóng mắt thường nhìn thấy được.

Trong các loại bước sóng do đèn UVC tạo ra, bước sóng 185nm là nguyên nhân sản sinh khí ozone. Khi tiếp xúc với phân tử oxi (O2) xung quanh trong quá trình đèn UVC hoạt động, tia UVC ở bước sóng 185nm sẽ phá vỡ cấu trúc và tách phân tử oxi thành hai nguyên tử oxi. Hai nguyên tử oxi này cố gắng gắn vào phân tử oxi khác. Kết quả của sự gắn kết này tạo ra khí ozone (O3), có cấu tạo gồm 3 nguyên tử oxi.

Vì sao một số đèn UVC không sản sinh khí ozone?

Khi đọc đoạn trên, có thể bạn sẽ thắc mắc rằng căn cứ theo những gì chúng tôi đã đề cập về nguyên lý khi đèn UVC hoạt động, thì có phải tất cả các đèn UVC đều có thể sản sinh khí ozone?

Câu trở lời là Không! Mặc dù đều là đèn UVC thủy ngân áp suất thấp, nhưng một số sản phẩm như đèn UVC Steril-Aire lại không sản sinh khí ozone. Vì sao có sự khác biệt như vậy?

Để tạo ra sản phẩm đèn UVC không ozone, các hãng sản xuất sử dụng vỏ đèn có cấu tạo từ thủy tinh thạch anh pha tạp chất. Loại vật liệu này cho phép bức xạ UVC ở bước sóng 253,7nm đi qua, nhưng ngăn chặn bước sóng 185nm thoát ra khỏi vỏ đèn, do đó không thể tạo ra ozone.

Sử dụng đèn UVC – NON OZONE cho nhu cầu khử khuẩn

Để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân, cũng như tuân thủ các quy định về nồng độ ozone cho phép trong môi trường y tế, công nghiệp sản xuất… sử dụng đèn UVC không ozone cho các ứng dụng khử khuẩn.