ATLANTA – Khi các cán bộ y tế và trường học đối diện với làn sóng thứ cấp của vi-rút H1N1, thường được gọi là “cúm gia cầm”. Như đã biết việc tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong không khí gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe, từ đó ta sẽ thấy được ý nghĩa của việc thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống HVAC.

Gordon Holness – Hiệp hội kỹ thuật nhiệt, lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ (ASHRAE) cho biết :“Đến bây giờ nhiều người vẫn giữ quan điểm bệnh cúm lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp nhưng thực tế đã chứng minh nó cũng có thể lây qua đường không khí.Vì vậy hệ thống  HVAC đóng vai trò to lớn trong việc ngăn bệnh truyền nhiễm, giảm nguy cơ lây truyền tương tự”.

Tài liệu “Airborne Infectious Diseases Position” của ASHRAE đã vạch ra tầm ảnh hưởng của việc thông khí trong việc ngăn bệnh truyền nhiễm, việc thông khí rất quan trọng đối với việc truyền hoặc kiểm soát bệnh và các chiến lược kiểm soát có sẵn được thực hiện trong các tòa nhà. Chi tiết xem tại www.ashrae.org/positiondocuments.

Kể từ bài báo cáo đầu tiên vào mùa xuân 2009, vi rút H1N1 đã lan truyền đến gần 170 quốc gia, dẫn đến 1154 người chết và khoảng 160000 căn bệnh. Theo như Holness thì với sự hiểu biết tốt hơn của con người về hiệu ứng thông gió trong việc ngăn bệnh truyền nhiễm thì vi rút H1N1 có thể dễ dàng ngăn chặn hơn trong tương lai. Ông ấy chia sẻ một số giải pháp kĩ thuật sẵn có để hỗ trợ ngăn việc truyền nhiễm. Những giải pháp bao gồm: thông gió pha loãng, chiến lược luồng không khí, áp lực phòng, thông gió cá nhân, kiểm soát nguồn, lọc và chiếu xạ tia cực tím.

Holness chia sẻ rằng việc truyền không khí thông qua hệ thống thông khí tòa nhà có thể giảm đi đáng kể bằng cách trang bị hệ thống lọc không khí đầy đủ và áp suất.

ASHRAE được thành lập vào năm 1894 là 1 tổ chức quốc tế bao gồm khoảng 50000 thành viên, sứ mệnh của ASHRAE là thúc đẩy thiết kế hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí và làm lạnh để phục vụ con người và thúc đẩy 1 thế giới bền vững thông qua việc nghiên cứu, bài viết đạt chuẩn, xuất bản và giáo dục thường xuyên.